Sáng ngày 15/12/2024 (15 tháng 11 năm Giáp Thìn). Tại chùa Phước Viên số 318 Xô Viết Nghệ Tĩnh, quận Bình Thạnh. ĐĐ. Thích Giác Thái đã có buổi thuyết giảng Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật – Pháp quán 14: Thượng Phẩm sanh quán (tiếp theo).
Phần trước là nói người thượng phẩm thượng sanh có đọc tụng Đại Thừa, chỗ này không bắt buộc đọc tụng Đại Thừa, nhưng “tin sâu nhân quả”. Nhân quả là gì? Niệm Phật là nhân, thành Phật là quả, người ấy hoàn toàn chẳng hoài nghi điều này. Một câu Phật hiệu niệm đến tận cùng, vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới có thể đạt đến thượng phẩm trung sanh, địa vị này hết sức cao.Do vậy có thể biết, các hành giả gặp duyên chẳng thể nói là không thù thắng, [mà là] thù thắng bậc nhất. Đọc tụng Đại Thừa, đọc tụng kinh Vô Lượng Thọ đã tốt đẹp rồi, có thể đọc tụng năm kinh một luận càng hay hơn. Nếu ngại năm kinh một luận quá nhiều, quá rườm rà, thì một bộ kinh là được rồi, y giáo phụng hành, lý luận và giáo huấn trong kinh thảy đều làm được, sẽ chẳng khác gì A Di Đà Phật, đương nhiên là thượng phẩm thượng sanh. Như vậy là đáng tin cậy, chẳng cần phải đọc trọn hết, một bộ kinh là được rồi. Một kinh thông, hết thảy các kinh đều thông. Kinh Vô Lượng Thọ là kinh Hoa Nghiêm cô đọng. Kinh Hoa Nghiêm là toàn thể Tam Tạng mười hai bộ rút gọn. Do vậy có thể biết, đọc bộ kinh này là đọc toàn bộ Đại Tạng Kinh, một chính là hết thảy, hết thảy chính là một. Quý vị phải hiểu: Công đức này thật sự chẳng thể nghĩ bàn, lời này do cổ đại đức, các vị tổ sư đại đức từ xưa đã nói ra, chúng ta chẳng thể không tin tưởng. Chúng ta có thể nói: Các pháp do Thích Ca Mâu Ni Phật đã nói trong suốt một đời Ngài, đều chẳng ra khỏi bốn mươi tám nguyện của A Di Đà Phật. Quý vị thấy những điều được giảng trong một bộ kinh Vô Lượng Thọ hoàn toàn nhằm giải thích bốn mươi tám nguyện, chẳng có câu nào mâu thuẫn với nguyện văn trong bốn mươi tám nguyện. Một bộ Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh trên thực tế là để giải thích, giảng giải tỉ mỉ, cặn kẽ kinh Vô Lượng Thọ. Một bộ Đại Tạng Kinh, toàn bộ Đại Tạng Kinh là kinh Hoa Nghiêm được nói cặn kẽ. Đến cuối cùng quy nạp lại, thật vậy, quy nạp thành một bộ kinh Vô Lượng Thọ. Kinh dạy chúng ta đọc tụng Đại Thừa, chúng ta hiểu sự thật ấy, niệm bộ kinh Vô Lượng Thọ chẳng có tí hoài nghi nào, nguyên lai, [do cả bộ Đại Tạng Kinh quy nạp thành kinh Vô Lượng Thọ nên niệm kinh Vô Lượng Thọ thì có nghĩa là] tất cả hết thảy các kinh Đại Thừa ta đều đọc cả rồi.Người ấy tuy chẳng đọc kinh, nhưng chẳng hủy báng Đại Thừa, chỉ thật thà niệm Phật. Một câu Phật hiệu thành tựu công đức vô lượng, thượng phẩm trung sanh. Chúng ta gặp duyên thù thắng như vậy, trong một đời này chẳng thể thành tựu thượng phẩm thượng sanh hoặc thượng phẩm trung sanh, rất oan uổng! Chúng ta lại xem đoạn kinh văn kế tiếp.Hoa khai kiến Phật ngộ Vô Sanh”, thời gian [ngộ Vô Sanh] của người ấy lâu hơn thượng phẩm một chút. Thượng phẩm tới đó hoa lập tức nở ngay, ở đây là cách một ngày, ngày hôm sau, hoa nở thấy Phật. Hoa nở thấy Phật là hàng Bồ Tát từ Thất Địa trở lên. Khi chưa nở là sắp thành Thất Địa Bồ Tát, vừa nở bèn thật sự là hàng Thất Địa Bồ Tát trở lên, có thể thấy thành tựu thật sự quá nhanh. Phần kinh văn tiếp theo là nói đến lợi ích của người ấy. Do sự học tập trong đời quá khứ.Chẳng khác gì thượng phẩm thượng sanh. Thượng phẩm thượng sanh là trong một đời đến Tây Phương Cực Lạc thế giới, lập tức có năng lực này. Người thượng phẩm trung sanh phải sau bảy ngày. Sau bảy ngày thì đạo lực, thần thông, trí huệ mới hoàn toàn giống như thượng phẩm.
Đoạn này nói tới duyên. Trong phần Trung Phẩm trên đây, kinh nói có một ngàn vị Phật, A Di Đà Phật và một ngàn vị hóa Phật đến đón tiếp, chỗ này số lượng Phật ít hơn một nửa, hóa thành năm trăm vị Phật đến đón người ấy. Nếu ở đây, chúng ta hỏi: “Có phải là A Di Đà Phật cũng phân biệt, chấp trước hay không? Vì sao thượng phẩm hóa Phật nhiều, hạ phẩm hóa Phật ít hơn, có phải là Ngài cũng có phân biệt, chấp trước?” Ắt cần phải biết: Khi vãng sanh, Phật, Bồ Tát đến đón tiếp là thật; nhưng số lượng Phật, Bồ Tát nhiều hay ít là do chính tâm chúng ta cảm, Phật, Bồ Tát bèn tự nhiên ứng. Chắc chắn là A Di Đà Phật chẳng có phân biệt, chấp trước. Thấy những vị Phật ấy, vẫn do tự tánh Di Đà của chúng ta biến hóa đến đón. Vì thế, hết thảy xác thực là “duy tâm sở hiện, duy thức sở biến”. Nói chung, chẳng lìa khỏi sự cảm ứng từ nơi tâm tánh của chính mình! Phẩm vị càng thấp, số người đến đón càng ít. Phẩm vị càng cao, thấy cảnh giới càng thù thắng, đó là lẽ tự nhiên. Đến Tây Phương Cực Lạc thế giới, xác thực là có bốn cõi, chín phẩm sai biệt. Trong mỗi cõi đều có ba bậc, chín phẩm, có sự sai biệt ấy! Nhưng chúng ta đọc Đại Kinh, thấy nói dẫu là hạ hạ phẩm vãng sanh, sanh trong Tây Phương Cực Lạc thế giới, thần thông, đạo lực, các thứ thụ dụng chẳng sai khác [so với các phẩm khác]; sau khi đã tới Tây Phương, chẳng có sai biệt. Đó là do thần lực của Phật Di Đà gia trì, nên thế giới Tây Phương là một thế giới bình đẳng. “Bình đẳng” nghĩa là bình đẳng về sự thụ dụng trong cuộc sống vật chất, chứ nội tâm đoạn phiền não, chứng Bồ Đề, chẳng có cách nào bình đẳng được. A Di Đà Phật chẳng thể giúp được, chính mình phải đổ công, dốc sức.Nói về người thượng phẩm hạ sanh, sanh vào Tây Phương Cực Lạc thế giới. Sau một ngày một đêm, hoa nở, thấy Phật. Tuy thấy Phật, nghe pháp, trọn chẳng thể lập tức khai ngộ, phải trải qua hai mươi mốt ngày, người ấy mới hiểu rõ. Sau ba tiểu kiếp mới minh tâm kiến tánh, thật sự chứng đắc quả vị Sơ Địa. Chúng ta thấy thời gian này cũng rất dài, phải trải qua ba tiểu kiếp; trên thực tế, người trong thế giới Tây Phương thọ mạng là vô lượng thọ. Từ vô lượng thọ mà nhìn ba tiểu kiếp, sẽ giống như chúng ta trong cõi này thọ trăm tuổi nhìn ba giờ, thậm chí còn chưa đến. Do thọ mạng của họ dài lâu, họ thấy ba tiểu kiếp rất ngắn, thời gian quá ngắn. Pháp môn này xác thực là pháp môn thành tựu trong một đời.
Hình ảnh tại buổi giàng: Thực hiện: Diệu Thanh – Minh Tuấn